Các nhà hàng cần phải vệ sinh sạch sẽ nhằm đảm bảo sức khỏe của nhân viên và khách hàng. Người quản lý cần tiến hành kiểm tra thường xuyên đặc biệt các khu phòng bếp, khu phục vụ khách. Nhằm đảm bảo mọi khía cạnh của nhà hàng đều phải xử lí đúng cách và hợp quy tắc vệ sinh an toàn thực phẩm. Như vậy, vấn đề vệ sinh được chú trọng hàng đầu tại các nhà hàng. Vậy bạn đã biết quy trình vệ sinh nhà hàng đúng chuẩn. Cũng như phương pháp vệ sinh bàn ghế đúng cách, chắc hẳn nhiều quản lý nhà hàng vẫn chưa nắm rõ vấn đề này. Hãy cùng Tâm Đức tìm hiểu rõ hơn nhé!

Lý do vì sao phải vệ sinh nhà hàng

 

Bước vào một không gian nhà hàng, quán ăn. Khách hàng không chỉ quan tâm đến hương vị của đồ ăn; thức uống mà còn kiếm tìm sự thoáng mát và dễ chịu trong quán. Để đáp ứng được tâm lý này, nhà hàng, quán ăn cần chú trọng đến việc vệ sinh nội thất quán ăn. Vệ sinh sạch sẽ không gian và môi trường xung quanh.

Nhà hàng là nơi ăn uống, thư giãn của nhiều gia đình, bạn bè. Và cũng có thể là nơi gặp gỡ và trao đổi công việc của nhiều công ty, văn phòng. Do đó, nhà hàng cần phải đảm bảo các vấn đề như sau:

- Vệ sinh sạch sẽ tất cả các thiết bị, đồ dùng ăn uống

- Bàn ghế phải sạch sẽ, ngăn nắp

- Không gian phải sạch sẽ, thoáng, cửa kính (nếu có) xung quanh phải được lau chùi thường xuyên

- Khăn trải bàn phải thay mới và giặt sạch sẽ thường xuyên

- Thược phẩm đảm bảo an toàn, sạch sẽ

Vệ sinh sạch sẽ nhà hàng sẽ để lại ấn tượng tốt cho nhiều khách hàng. Đôi khi chỉ những vấn đề nhỏ nhặt cũng đủ để quyết định cho sự quay trở lại của khách hàng. Mặt khác, vệ sinh nhà hàng thường xuyên sẽ tạo cảm giác thoải mái. Nhân viên làm việc sẽ có hiệu suất, đạt chất lượng cao.

Quy trình vệ sinh nhà hàng đúng quy chuẩn theo từng khu vực

 

Sàn nhà

 

Sàn nhà ở các nhà hàng mà bẩn thì sẽ rất khó coi. Và gây ảnh hưởng đến toàn bộ nhân viên và khách hàng. Nhiều nhà hàng thường sử dụng thảm lót ở lối ra vào để ngăn bụi bẩn từ bên ngoài. Nhân viên tạp vụ phải thường xuyên vệ sinh, quét dọn và lau chùi ở những khu vực. Như lối vào ra của nhà hàng và các khu vực bên dưới gian hàng. Bàn ghế để đảm bảo chúng luôn trong tình trạng sạch sẽ.

Sử dụng các hóa chất, xà phòng để tẩy sạch các vết bẩn cũng như đất tích tụ trên sàn. Sau đó làm khô nhanh chóng, bởi mặt sàn rất quan trọng. Nếu như mặt sàn ướt, trơn trượt sẽ gây ra nguy hiểm cho khách hàng và mất mỹ quan. Do đó cần phải giữ cho mặt sàn luôn khô ráo, sạch sẽ.

Khu vực ăn uống, bàn ghế

 

- Khu vực ăn uống cần phải duy trì vệ sinh sạch sẽ. Vì lý do an toàn cũng như diện mạo của nhà hàng. Bởi lẽ, khu vực ăn uống sẽ là nơi khách hàng đầu tiên nhìn thấy và có cảm nhận về nhà hàng. Đôi khi, khách hàng chỉ quyết định đi hay ở lại chỉ vì lý do vệ sinh.

- Nhân viên tiến hành vệ sinh các khu vực ăn uống đúng cách. Những nơi mà khách hàng tiếp xúc như: quầy bar, bàn, ghế,.. Việc vệ sinh cần sử dụng các khăn sạch, chưa qua sử dụng.

- Về bàn ghế, các đồ vật trang trí xung quanh đảm bảo không có bụi. Để tránh khi khách ăn uống, bụi bay vào thức ăn. Mặt bàn luôn được lau chùi sạch sẽ, nếu sử dụng khăn trải bàn. Thì khăn phải sạch và thay đổi thường xuyên.

Vệ sinh khu vực nhà bếp

 

- Khu vực bếp là một trong những khu vực quan trọng nhất trong nhà hàng. Cần phải giữ sạch sẽ và đặc biệt chú trọng và kiểm tra tình hình vệ sinh thường xuyên. Dụng cụ nấu ăn, thực phẩm nếu không được vệ sinh đúng cách vẫn sẽ gây ra rủi ro cho sức khỏe của khách hàng.

- Để vệ sinh nhà bếp đúng cách, nhân viên phải vệ sinh thiết bị và dụng cụ. Khi tiếp xúc với bề mặt thực phẩm sau mỗi lần nấu ăn. Sử dụng các chất tẩy rửa thích hợp được quy định mức độ an toàn để rửa chén bát, dụng cụ và thực hiện khử trùng định kì.

- Từ tủ bếp đến kệ bếp, khu bảo quản thực phẩm, phải cực kỳ lưu ý. Những người giám sát hay quản lý nhà hàng phải thường xuyên tiến hành kiểm tra. Yêu cầu nhân viên thực hiện đầy đủ và có biện pháp khắc phục kịp thời.

Phòng vệ sinh

 

- Phòng vệ sinh cũng đòi hỏi phải vệ sinh sạch sẽ thường xuyên và định kỳ. Trong một số nhà hàng, nhân viên và khách hàng cùng dùng chung nhà vệ sinh, do đó cần phải đặc biệt lưu ý.

- Để làm sạch nhà vệ sinh đúng cách, nhân viên phải cọ rửa bồn cầu và ghế ngồi, cũng như sàn nhà vệ sinh. Tất cả các tay nắm cửa và vòi rửa phải được khử trùng thường xuyên. Các hộp đựng xà phòng, khăn giấy và giấy vệ sinh cũng cần được bổ sung và thay thế nhanh chóng.

- Tóm lại, nhân viên vệ sinh cần phải thường xuyên chú ý. Theo dõi để kịp thời khắc phục hoặc hỗ trợ khách hàng khi cần thiết.

​Trong mỗi lĩnh vực kinh doanh nhà hàng, cần phải đặc biệt chú trọng và quan tâm đến tình hình vệ sinh trong và ngoài nhà bếp. Điều đó ảnh hưởng rất lớn đến nhà hàng của bạn. Nó là yếu tố góp phần tạo nên một hình ảnh sạch sẽ, gây ấn tượng đối với khách hàng.

Dịch Vụ Vệ Sinh Công Nghiệp TÂM ĐỨC tận tâm vì sức khỏe của khách hàng.